Hệ thống giảm sóc của xe điện đóng vai trò chống sóc cho xe, đem lại sự vận hành êm ái đồng thời hạn chế thấp nhất lực đập từ mặt đường tác động lên toàn bộ khung xe tạo cảm giác thoải mái cho người dùng trên mọi cung đường.
Các mẫu xe hiện nay đều được trang bị hệ thống giảm sóc hiện đại gồm giảm sóc lò xo cho bánh sau và phuộc nhún cho bánh trước. Bên cạnh vai trò của nó thì trong quá trình sử dụng cũng hay gặp phải những lỗi mà người dùng nên biết và có những biện pháp xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chỉ ra những dẫu hiệu giảm sóc bị hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
Giảm sóc xuất hiện tiếng kêu
Hiện tượng: trường hợp này xảy ra khi xe đang vận hành xe có tiếng kêu cót két phát ra ở phuộc nhún trước thường được trang bị cho xe máy điện hoặc giảm sóc ở bánh sau của xe. Và tiếng kêu càng xuất hiện lớn hơn khi đi xe đọan đường xấu hoặc gờ giảm tốc trên đường.
Nguyên nhân: Xảy ra tình trạng này có thể là do giảm sóc bị méo, lò xo bị gỉ, cọ xát vào ống bọc thân xi lanh, nặng hơn thì tì thủy lực đã bị cong…
Biện pháp: Trong trường hợp này bạn có thể tháo giảm sóc, nắn lại ti thủy lực bằng dụng cụ chuyên dùng. Cách tốt nhất là nên mang xe đến các địa chỉ sửa xe điện uy tín bởi bộ phận nay rất dễ bị đổi đồng thời việc tự sửa chữa cũng khá khó khăn đối với những khách hàng không có kinh nghiệm cơ bản.
Cảm thấy tay lái xe bị lệch
Hiện tượng: Khi bạn điều khiển xe, không chở quá nặng nhưng vẫn có cảm giác xe bị nghiêng sang một bên và kèm tay lái xe cũng bị lệch theo. Đôi khi trường hợp nặng hơn có thể gây nguy hiểm cho người dùng trong quá trình điều khiển xe.
Nguyên nhân: Có thể là do xe bạn bị gãy một bên lò xo ở bên bị xệ xuống hoặc lò xo hai bên có độ cứng không đều nhau. Trường hợp gãy này hay xảy ra với xe đạp điện bởi mẫu xe này có khả năng tải trọng yếu nhưng lại phải chở nặng hơn so với quy định. Cũng có thể là do một cán pit-tong bị cong. Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể là do phuộc nhún trước xe bạn có một bên không hoạt động thì thường xe sẽ bị nghiêng về bên vẫn hoạt động bình thường.
Biện pháp: Đầu tiên bạn cần kiểm tra lại phuộc nhún trước của xe có hoạt động bình thường không bằng cách bạn ngồi trên xe và dùng lực nhấn xuống xe và xem phuộc nhún có di chuyển không. Nếu bên nào không di chuyển thì bạn cần thay mới. Tương tự với giảm sóc ở bánh sau của xe.
Có dầu chảy ra tại phuốc nhún trước
Hiện tượng: Kiểm tra tại cuối thân giảm sóc của xe xuất hiện gỉ dầu bám ướt hoặc đi qua ổ ga phát tra tiếng kêu lộc cộc.
Nguyên nhân: Dẫn đến tình trạng này là do xe của bạn bị chảy dầu ti thủy lực.
Biện pháp: Đối với giảm xóc trước, việc thay dầu dễ dàng hơn vì có cấu tạo tháo rời pít-tông và xi-lanh. Cần đổ dầu giảm xóc đúng chủng loại và lượng. Nếu sau khi thay dầu mà giảm xóc vẫn cứng có nghĩa là lượng dầu đã vượt quá mức quy định, cần xả “air” qua ốc xả ở đáy giảm xóc. Đối với giảm xóc sau, do được thiết kế liền nên muốn thay dầu, tốt nhất đưa xe đến những trung tâm sửa xe có uy tín. Dụng cụ chuyên dùng mới có thể tháo thay dầu được. Nếu làm tất cả các thao tác trên mà giảm xóc vẫn không bình thường có nghĩa nó đã hỏng, phải thay mới.
Để đảm bảo rằng bạn di chuyển xe luôn an toàn thì nên kiểm tra xe thường xuyên. Không chỉ là hệ thống phanh xe, khung xe, giảm sóc mà còn cả pin xe đạp điện, tay ga,… luôn cần chúng hoạt động ổn định, tránh những sự cố khi di chuyển.
Nguồn: ST